5+ Phong tục ngày tết cổ truyền của người việt

5+ Phong tục ngày tết cổ truyền của người việt

Một số phong tục của ngày tết cổ truyền hay tết nguyên đán của người Việt. Hãy điểm qua và bạn còn nhớ được phong tục nào nha.

Trong những ngày cuối năm, không khí đón Tết bắt đầu trở nên sôi động, rộn ràng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, Ban biên tập muốn gửi đến độc giả những nét đẹp tinh tế trong phong tục đón Tết Nguyên đán, nhằm mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về truyền thống tốt đẹp trong văn hóa Tết của người Việt.

Mục lục

Những phong tục truyền thống trong dịp Tết của người Việt

1. Thăm mộ tổ tiên

Từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, các gia đình thường tập trung đông đủ các thành viên để cùng nhau dọn dẹp, sửa sang nguôi mộ và thắp nhang để tỏ lòng hiếu kính đến tổ tiên.

Đây không chỉ là nghi lễ tâm linh, mà còn là dịp để gia đình tận hưởng những giây phút đặc biệt, tận hưởng không khí của Tết, và gìn giữ những giá trị truyền thống dân tộc.

2. Trang trí, dọn dẹp nhà cửa để đón Tết

Cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều dọn dẹp trang trí lại nhà cửa cho thật đẹp. Công việc dọn dẹp nhà cửa ngày Tết có ý nghĩa rất quan trọng, tượng trưng cho việc xua tan những điều xui xẻo trong năm cũ, đón chào một năm mới tràn đầy niềm vui và những điều tốt đẹp.

3. Gói bánh chưng, bánh tét

Tết của người Việt đương nhiên không thể thiếu những gói bánh chưng, bánh tét. Bánh chưng ngày Tết không chỉ như một món ăn tinh thần của người Việt, mà còn là sự trân trọng, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.

4. Cúng ông công, ông táo

Lễ cúng Ông Công, Ông Táo là một nghi lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thường tổ chức vào những ngày cuối năm âm lịch, chủ yếu là vào mùng 23 hoặc mùng 24 tháng Chạp. Vào ngày này, người dân Việt nam sẽ chuẩn bị sửa soạn mâm cơm cúng, tiễn ông Công, ông Táo về trời báo cáo với ngọc hoàng.

5. Chơi hoa và bày mâm ngũ quả

Đối với người Việt Nam, việc thưởng thức vẻ đẹp của hoa, thú chơi hoa tao nhã ngày Tết cũng là một nét đẹp văn hóa từ lâu. Có hai loài hoa tượng trưng trong dịp Tết, đó là hoa đào ở miền bắc và hoa mai ở miền nam. Hầu như gia đình nào cũng sẽ sắm cho mình một cây mai, cây đào để tô điểm thêm cho căn nhà. Ngoài ra, các loại cây cho trái cũng được dùng để trang trí làm đẹp cho không gian Tết như: cây quất cảnh, quýt cảnh, bưởi tạo hình,…

Bên cạnh việc chơi hoa, gia đình người Việt còn bày trí mâm ngũ quả trên bàn thờ. 5 loại quả theo quan niệm của người xưa là ngũ hành tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi với mong muốn cho một năm mới ăn nên làm ra, nhiều tài lộc, thành quả tốt và con cháu đầy đàn.

6. Đón Tất niên

Tất niên thường được tổ chức vào đêm cuối cùng của năm, giữa không khí hối hả của chuẩn bị cho lễ kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Mỗi gia đình chuẩn bị bữa cơm tất niên, với những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, và nhiều món ngon khác

Trong không khí tất niên, bữa cơm không chỉ là thời điểm để thưởng thức những hương vị truyền thống, mà còn là dịp để gia đình tôi tụ tập, tận hưởng những giây phút đong đầy yêu thương và kỷ niệm.

7. Lễ đón Giao thừa

Lễ đón giao thừa, hay đêm giao thừa, là khoảnh khắc quan trọng và truyền thống trong lễ kỳ Tết Nguyên Đán của người Việt Nam.

Xem thêm: Cách khấn cúng ngày tết đêm 30 giao thừa và dựng nêu ngày tết.

Là ngày cuối cùng của năm, nên gia đình thường tụ tập để chuẩn bị cho lễ đón giao thừa. Bàn ăn được dọn sạch sẽ và trang trí đẹp mắt với những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, và các món ngon khác. Đèn lồng rực rỡ, cây mai và đào được đặt ở mọi góc nhà, tạo nên không khí tươi mới và tràn đầy hy vọng.

Khi đồng hồ chạm mốc 12 giờ đêm, không khí trở nên rộn ràng với âm nhạc, tiếng hò reo, và tiếng pháo hoa. Mọi người cùng xem bắn pháo hoa và gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới.

8. Xông đất

Sau lễ đón giao thừa là thời điểm xông đất đầu năm mới, nhằm mang lại may mắn, tài lộc và phúc khí cho gia đình.

Tục xông đất không chỉ là phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, mà còn mang ý nghĩa gắn kết tình cảm và trao cho nhau những lời chúc may mắn tốt lành nhất trong ngày đầu năm mới.

9. Chúc Tết và lì xì đầu năm

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết.

Con cháu thì chúc thọ ông bà và người lớn tuổi sang năm mới sức khỏe dồi dào, may mắn, bình an, sau đó được người lớn chúc lại kèm theo một phong bao lì xì nhỏ màu đỏ, có hình chữ nhật, bên trong đựng những đồng tiền mới với ý nghĩa chúc cho con cháu nhận được sẽ ngày càng được đạt được nhiều may mắn, thành công.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của công chức, viên chức

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nghỉ 9 ngày liên tục

Theo phương án Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ, Tết Nguyên đán năm 2025, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 9 ngày liên tục, gồm 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ hằng tuần.

Cụ thể, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán 5 ngày, từ thứ Hai, ngày 27/1/2025 đến hết thứ Sáu, ngày 31/1/2025 (tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Tuy nhiên, do năm 2025, cả 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán rơi vào các ngày làm việc trong tuần nên người lao động được nghỉ thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần trước và 2 ngày nghỉ sau nghỉ Tết.

Do vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình phương án công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sẽ được nghỉ từ 25/1 – 2/2/2025 (26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).

Phương án này giúp người lao động có thêm thời gian bên gia đình, kích cầu du lịch, mua sắm hàng hóa.

Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Guestpost miễn phí
Guestpost miễn phí

Website chia sẽ thông tin cộng đồng bởi Đa Lộc Tài group. Phát triển vì cộng đồng, chia sẽ hữu ích đến mọi người. Đem thông tin đúng và chính xác đến cộng đồng mạng Việt Nam

Bài viết: 4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TelegramTiktokMessgenger